giới thiệu

KHOA NỘI TỔNG HỢP

Số điện thoại liên hệ:02693622993; Email: noitonghop.bvdkgl@gmail.com
Bác sỹ trưởng khoa:

BS.CKI. Nguyễn Văn Thạch
 
                                             
                            Phó khoa: BS.CKI.                                ĐD trưởng khoa: Cử nhân
                       Nguyễn Thị Thúy Loan                                     Đặng Thị Yến Ly

 

Tập thể Khoa Nội
 
Cơ sở vật chất của khoa
 
I. Quá trình thành lập: 
Năm 1976 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai được thành lập và khoa Nội Tổng Hợp cũng được thành lập trong khoảng thời gian này. Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân tăng dần để đáp ứng nhu cầu đó các khoa Hồi sức tích cực chống độc, Khoa Nội cán bộ trung cao, khoa Lão khoa, khoa Tim Mạch được tách ra  từ khoa Nội tổng hợp.
II. Nhân lực : 52 cán bộ, nhân viên:  
1. Bác sĩ: 09; trong đó:
- Bs CK1: 05;
- BS đa khoa: 04.
2. Điều dưỡng: 37; trong đó:
- Cử nhân ĐD : 14;
- Cao đẳng ĐD: 17;
- Trung học ĐD: 06.
3. Hộ lý: 06
Bố trí: 
- Khoa Nội tổng hợp được được chia làm hai đơn nguyên, hoạt động ở  2 tầng,  gồm có: 100 giường biên chế, trong đó có 16 giường cấp cứu.
- Lưu lượng bệnh nhân điều trị thường xuyên: 100-120 bệnh nhân.
III. Trang thiết bị hiện có:
- 116 giường bệnh thực kê,
- 24 trụ oxy tường
- 04 bơm tiêm điện,
- 02 máy điện tâm đồ,
- 04 máy khí dung……
IV. Thành tích, công việc nổi bật mà khoa đã triển khai được:
- Hiện nay theo định hướng phát triển Ban Giám đốc bệnh viện giao cho khoa Nội tổng hợp chủ yếu phát triển các chuyên ngành: Nội tiết, hô hấp, thần kinh, tiêu hóa, thận, huyết học, khớp.
- Các mặt bệnh chủ yếu của khoa:
+ Đái tháo đường, Basedow, suy giáp, suy thượng thận;
+ Xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày, tá tràng,
+ Xuất huyết tiêu hóa do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản, viêm loét dạ dày, tá tràng
+ Viêm loét đại trực tràng chảy máu, Viêm tụy cấp, Viêm – Xơ gan do rượu các mức độ, Xơ gan mất bù, Trào ngược dạ dày – thực quản,
+ Điều trị nhiễm H. Pylori trong bệnh lý dạ dày, viêm gan tự miễn, Lupus ban đỏ hệ thống, xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch, huyết tán, sốc phản vệ, dị ứng,…
V. Công tác đào tạo:
- Tăng cường công tác đào tạo cho đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng: cử cán bộ đi tập huấn chuyên môn ở tuyến trên theo các khóa ngắn hạn và dài hạn.
- Tăng cường công tác đào tạo tại chỗ
Tham gia công tác giảng dạy:
- Tham gia giảng dạy cho sinh viên trường ĐH Tây Nguyên.
- Tham gia đào tạo cho các lớp sinh viên trường cao đẳng Y tế Phú Yên,cao đẳng công nghiệp Hà Nội,đại học Đông Á…
VI. Nghiên cứu khoa học:
- Đưa NCKH vào chỉ tiêu thi đua của cán bộ CNVC trong khoa
- Lựa chọn đề tài để có ứng dụng thực tiễn trong hoạt động chuyên môn tại khoa.
VII. Hướng phát triển cho những năm tiếp theo:
- Phát triển chuyên sâu các chuyên ngành: Nội tiết – Đái tháo đường, Tiêu hóa, Miễn dịch - Dị ứng, Huyết học và hô hấp đáp ứng nhiệm vụ chuyên môn.
- Hình thành các đơn nguyên điều trị để phát triển chuyên môn.


 
  • Hôm nay: 128 | Tổng truy cập: 74059