KHOA VI SINH
I. Giới thiệu chung
1. Hình ảnh tiêu biểu của khoa, lãnh đạo khoa
Trưởng khoa: BS.CKI Đoàn Văn Bình
Tập thể Khoa Vi sinh – BV Đa khoa tỉnh Gia Lai
KTV thực hiện kỹ thuật soi tiêu bản trên kính hiển vi
Nuôi cấy vi khuẩn trong tủ an toàn sinh học
Hệ thống máy định danh vi khuẩn, kháng sinh đồ tự động VITEK 2
Hệ thống máy miễn dịch tự động hiện đại ETIMAX 300.
2. Lịch sử hình thành và phát triển
Được thành lập từ năm 1993, tiền thân là Khoa Xét nghiệm Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai - Kon Tum do Bs.CKI Đoàn Văn Bình làm Trưởng khoa. Đến nay, Khoa Vi sinh phát triển, trưởng thành, triển khai nhiều kỹ thuật xét nghiệm mới, chuyên sâu.
3. Nhân sự
Sau 23 năm thành lập, hiện nay Khoa Vi sinh có 10 cán bộ, viên chức. Trong đó:
- Bác sỹ CKI: 01
- Cử nhân: 07
- Kỹ thuật viên xét nghiệm: 02
Đội ngũ cán bộ, viên chức cơ bản đã ổn định, có tay nghề vững vàng. Các cán bộ, viên chức đã được đào tạo nâng cao trình độ liên tục. Hiện tại, 02 viên chức đang tham gia đào tạo trình độ thạc sỹ. Dự kiến, năm 2021, 03 cán bộ, viên chức Khoa Vi sinh có trình độ sau đại học.
II. Chức năng nhiệm vụ
1. Chức năng
Thực hiện các xét nghiệm vi khuẩn, virus và ký sinh trùng gây bệnh tại bệnh viện:
- Các kỹ thuật chẩn đoán trực tiếp: soi tươi (phân, dịch não tủy, dịch màng bụng, dịch màng phổi), nhuộm gram, nhuộm Ziehl-Neelsen.
- Các kỹ thuật huyết thanh miễn dịch học để chẩn đoán vi khuẩn giang mai, vi khuẩn lao,... virus viêm gan (HBV, HCV, HAV, HEV,...), virus Dengue,...
- Các kỹ thuật miễn dịch bán tự động, tự động nhằm chẩn đoán bệnh thương hàn; bệnh giun đũa chó, mèo; bệnh sán lá gan,...
- Các kỹ thuật nuôi cấy, phân lập và định danh, kỹ thuật kháng sinh đồ đối với vi khuẩn gây bệnh.
Tham gia công tác kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện, kiểm soát tình hình nhiễm khuẩn của người bệnh tại bệnh viện, đề nghị các biện pháp can thiệp, giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện.
- Theo dõi mức độ kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh, tư vấn sử dụng kháng sinh và tham gia hội đồng thuốc của Bệnh viện.
- Tham gia đào tạo, tập huấn cho cán bộ y tế tuyến dưới; học sinh, sinh viên các trường trung cấp, cao đẳng, đại học được gửi đến thực tập.
- Tham gia nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến theo chức năng, nhiệm vụ được giao, hợp tác quốc tế về các vấn đề liên quan đến xác định vi sinh vật gây bệnh và vi sinh vật kháng thuốc.
- Tham gia phòng, chống dịch bệnh theo sự phân công của lãnh đạo bệnh viện, của ngành y tế và của địa phương khi được yêu cầu.
2. Nhiệm vụ
- Xây dựng và thực hiện các quy trình kỹ thuật xét nghiệm vi sinh để đáp ứng yêu cầu khám bệnh, chữa bệnh và phòng, chống dịch của bệnh viện và của ngành y tế khi có yêu cầu.
- Phối hợp chặt chẽ với khoa lâm sàng, khoa cận lâm sàng khác và khoa kiểm soát nhiễm khuẩn để nâng cao chất lượng xét nghiệm; tham gia hội chẩn, bình bệnh án, tư vấn về sử dụng kháng sinh.
- Tham gia theo dõi, giám sát, tổng hợp, đánh giá, báo cáo về vấn đề vi sinh vật kháng thuốc và kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện.
- Lập kế hoạch, dự trù mua dụng cụ, trang thiết bị xét nghiệm, hóa chất, thuốc thử và các sinh phẩm để phục vụ công tác xét nghiệm. Dự trù và trang bị cơ số thuốc, dụng cụ cấp cứu và phương tiện chống tràn đổ.
- Theo dõi, bảo quản và lập kế hoạch định kì bảo trì, bảo dưỡng, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh trang thiết bị; định kỳ kiểm tra chất lượng xét nghiệm, cập nhật các quy trình kĩ thuật xét nghiệm để bảo đảm các kết quả xét nghiệm chính xác, tin cậy.
- Theo dõi, quản lý, thực hành xét nghiệm theo cấp độ an toàn sinh học phù hợp kỹ thuật xét nghiệm: thực hiện theo dõi, quản lý, bảo quản thuốc thử, hóa chất độc, các bệnh phẩm, các chủng vi sinh vật theo đúng yêu cầu kỹ thuật; thực hiện công tác khử khuẩn, xử lý các chất thải bảo đảm an toàn, chống lây nhiễm.
- Tập huấn, đào tạo liên tục, tập huấn cho cán bộ y tế về cách lấy, bảo quản, vận chuyển bệnh phẩm, thực hiện các quy trình kỹ thuật vi sinh, quản lý chất lượng xét nghiệm, an toàn sinh học trong phòng xét nghiệm, các kỹ thuật vi sinh cơ bản và nâng cao tại đơn vị và các cơ sở y tế tuyến dưới.
- Tham gia nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến theo chức năng, nhiệm vụ được giao, hợp tác quốc tế về các vấn đề liên quan đến xác định vi sinh vật gây bệnh và vi sinh vật kháng thuốc.
- Tham gia phòng, chống dịch bệnh theo sự phân công của lãnh đạo bệnh viện, của ngành y tế và của địa phương khi được yêu cầu.
- Tham mưu, báo cáo cho Giám đốc bệnh viện về lĩnh vực được phân công và các vấn đề liên quan.
3. Kỹ thuật mới
- Triển khai xét nghiệm chẩn đoán virus như:
+ Viêm gan B (HBsAg, Anti-HBs, HBeAg, Anti- HBe, Anti- HBcIgM, Anti- HBc total);
+ Viêm gan A (Anti-HAV IgG, Anti-HAV IgM);
+ Viêm gan C( Anti- HCV);
+ Xét nghiệm chẩn đoán HIV…, các ký sinh trùng: Giun đũa chó (Toxocara), sán lá gan (Fasciola), Giun lươn (Strongyloides), sán dải bò, lợn (Taenia.sp),... trên máy miễn dịch tự động hiện đại ETIMAX 300.
- Phát triển các kỹ thuật hiện đại trong nuôi cấy, định danh vi khuẩn, và thử tính nhạy cảm với kháng sinh bằng Hệ thống máy định danh vi khuẩn và kháng sinh đồ VITEK 2.
4. Đào tạo, hợp tác
a) Đào tạo
- Hướng dẫn thực hành xét nghiệm Vi sinh lâm sàng cho học sinh, sinh viên các trường trung cấp, cao đẳng, đại học gửi đến thực tập.
- Tập huấn, đào tạo liên tục, tập huấn cho cán bộ y tế về cách lấy, bảo quản, vận chuyển bệnh phẩm, thực hiện các kỹ thuật vi sinh cơ bản và nâng cao, quản lý chất lượng xét nghiệm, an toàn sinh học trong phòng xét nghiệm tại đơn vị và các cơ sở y tế tuyến dưới.
b) Hợp tác
Hợp tác với các tổ chức trong nước (các bệnh viện tuyến trên,...) phát triển kỹ thuật sinh học phân tử ứng dụng trong chẩn đoán và theo dõi các tác nhân gây bệnh: lao, viêm gan, vi nấm, ký sinh trùng, các kỹ thuật hiện đại trong nuôi cấy, định danh vi khuẩn, và thử tính nhạy cảm với kháng sinh bằng hệ thống máy tự động …
5. Nghiên cứu khoa học
- Nghiên cứu về nhiễm trùng bệnh viện (các vi khuẩn gây bệnh thường gặp và tình hình kháng kháng sinh; các yếu tố nguy gây nhiễm trùng bệnh viện).
- Nghiên cứu về virus gây bệnh (HBV, HCV, HP, HPV, virus Dengue gây sốt xuất huyết,...) trong cộng đồng địa phương.
- Nghiên cứu về bệnh ký sinh trùng (Ký sinh trùng sốt rét, ký sinh trùng đường ruột (giun móc, giun lươn, sán lá gan, giun đũa chó, mèo...) đơn bào gây bệnh ở người (Entamoeba, Trichomonas vaginalis,...) trong cộng đồng địa phương.
III. Thế mạnh
1. Nhân sự
- Đội ngũ cán bộ, viên chức tận tâm, có kinh nghiệm, đồng đều về chuyên môn đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn.
- Cử cán bộ, viên chức tham gia đào tạo dài hạn, đảm bảo nguồn nhân lực kế cận. Dự kiến đến năm 2021, 03/10 cán bộ, viên chức của Khoa có trình độ sau đại học.
- Cán bộ, viên chức của Khoa được đào tạo liên tục hàng năm về kỹ thuật xét nghiệm, Quản lý chất lượng, An toàn sinh học,…. đảm bảo thời gian đào tạo liên tục của Bộ Y tế.
2. Cơ sở vật chất
Hệ thống máy móc hiện đại, đáp ứng nhu cầu xét nghiệm của người dân địa phương và các khu vực lân cận; hỗ trợ lâm sàng trong chẩn đoán và điều trị.
- Hệ thống máy định danh vi khuẩn và thực hiện làm kháng sinh đồ VITEK 2.
- Hệ thống máy miễn dịch tự động ETIMAX 300 trong các xét nghiệm chẩn đoán virus và ký sinh trùng.
3. Chuyên môn
- Xây dựng, áp dụng, cập nhật thường xuyên các quy trình kỹ thuật chuyên môn (Vi sinh, Virus, Ký sinh trùng) theo các hướng dẫn của Bộ Y tế; tham khảo các khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
- Thực hiện thành thạo các kỹ thuật chuyên môn về vi sinh, virus, ký sinh trùng theo phân tuyến kỹ thuật.
4. Thành tựu
- Đảm bảo công tác chuyên môn của Khoa. Năm 2019, Khoa đã thực hiện 59.231 xét nghiệm, tăng 11,3% so với số xét nghiệm năm 2018. Số liệu xét nghiệm trong 05 năm gần đây (từ năm 2015 đến 2019):
Số liệu
|
Năm 2015
|
Năm 2016
|
Năm 2017
|
Năm 2018
|
Năm 2019
|
Tổng số xét nghiệm
|
36.500
|
39.175
|
43.144
|
53.196
|
59.231
|
Tỉ lệ (%) tăng hàng năm
|
|
107,3
|
110,1
|
123.3
|
111,3
|
- Trong những năm gần đây, Khoa đẩy mạnh lắp đặt các máy móc hiện đại, tự động nhằm đảm bảo kết quả xét nghiệm có độ tin cậy, độ chính xác cao.
- Đảm bảo tốt công tác trực cấp cứu, công tác xét nghiệm thường quy đáp ứng các yêu cầu chẩn đoán xét nghiệm của Bệnh viện.
- Tham gia, phối hợp tốt với Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn để kiểm soát tình hình nhiễm khuẩn của người bệnh tại bệnh viện, đề xuất các biện pháp can thiệp, giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện. Năm 2019, Khoa thực hiện thực hiện 86 mẫu kiểm soát nhiễm khuẩn (mẫu nước, không khí, dụng cụ, bàn tay phẫu thuật viên, bác sỹ, điều dưỡng,...).
- Là thành viên của Hội đồng thuốc và điều trị, tham gia tư vấn về sử dụng kháng sinh khi có yêu cầu của các bác sĩ lâm sàng.
- Đã triển khai quản lý chất lượng theo Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam phiên bản 2.0, ban hành kèm theo Quyết định số 6858/QĐ-BYT, ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế (chỉ tiêu A1.6 đạt mức 3, chỉ tiêu C8.1 đạt mức 4 và mức 3 với chỉ tiêu C8.2). Đang triển khai quản lý chất lượng xét nghiệm theo Quyết định số 2429/QĐ-BYT ngày 12/6/2017 của Bộ Y tế, phấn đấu đến năm 2022 đạt mức 3.
- Tham gia chương trình ngoại kiểm với Trung tâm kiểm chuẩn xét nghiệm TP. HCM từ năm 2010 nhằm từng bước cải tiến nâng cao chất lượng dịch vụ xét nghiệm khoa Vi sinh.
IV. Định hướng phát triển tương lai
- Triển khai nuôi cấy máu tự động bằng hệ thống máy cấy máu tự động Bactec.
- Triển khai các kỹ thuật xét nghiệm Sinh học phân tử hiện đại trên hệ thống máy Realtime PCR như định lượng HPV, HSV, EBV,... xác định vi khuẩn Lao, vi khuẩn Lậu,...
- Triển khai các khóa đào tạo thực hành xét nghiệm vi sinh cho nhân viên xét nghiệm tuyến dưới.
V. Thông tin liên lạc